BÀI TẬP RƠI TỰ DO
BÀI 3. SỰ RƠI TỰ DO
Câu 1: Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10m/s2. Trong hai giây cuối vật rơi được 180 m.
Tính thời gian rơi và độ cao nơi buông vật.
Câu 2: Một hòn sỏi được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc ban đầu là 5 m/s từ độ
cao 18,75 m. Lấy g = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí.
a) Sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất?
b) Vận tốc của vật khi bắt đầu chạm đất là bao nhiêu?
Câu 3: Một viên đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 20m/s từ độ
cao 10m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính thời gian để viên đá đạt độ cao cực đại, tính độ cao cực đại đó.
b) Sau bao lâu viên đá lại đi qua vị trí ném lúc đầu. Tính vận tốc của viên đá lúc đó.
c) Tìm thời điểm và vận tốc của viên đá khi chạm đất.
Câu 4: Một hòn sỏi được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu là 10 m/s từ độ cao
40 m. Lấy g = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí.
a) Tính độ cao cực đạt hòn đá đạt được?
b) Sau bao lâu kể từ lúc ném đến lúc hòn sỏi rơi tới đất?
c) Vận tốc của vật khi bắt đầu chạm đất là bao nhiêu?
Câu 5: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống tới mặt đất. Cho biết trong 2s cuối cùng, vật đi được quãng đường bằng 3/4 độ cao h. Tính độ cao h và khoảng thời gian rơi của vật. Lấy g = 9,8m/s2
Câu 6: Hai giọt nước ra khỏi ống nhỏ giọt cách nhau 0,5 giây. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính khoảng cách giữa hai giọt nước sau khi giọt trước rơi được 0,3s; 1,5s; 3s
b) Hai giọt nước đến đất cách nhau khoảng thời gian bao nhiêu?
Câu 7: Hai viên bị A và B được thả rơi từ cùng độ cao. Viên bị A rơi sau viên bị B một khoảng thời gian là 0,5s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên bi A đã rơi được 2 giây. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
Câu 8: Viên bi (I) được ném lên thẳng đứng từ A trên mặt đất với vận tốc 5 m/s, cùng lúc đó tại B (điểm cao nhất mà bi I đạt được) người ta ném bi (II) thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 5m/s. Lấy g = 10m/s2.
a) Xác định độ cao của B.
b) Xác định thời điểm và nơi gặp nhau của hai viên bi.
Câu 9: Thước A có chiều dài l = 25cm treo vào tường bằng một sợi dây. Tường có một lỗ sáng nhỏ ngay phía dưới thước. Hỏi cạnh dưới của A phải cách lỗ sáng khoảng h bằng bao nhiêu để khi đốt dây treo cho thước rơi nó sẽ che khuất lỗ sáng trong thời gian 0,1s.
Dạy thêm buổi 2: BÀI 2. SỰ RƠI TỰ DO
Câu 1: Thả một vật rơi ở độ cao 45m. Lấy gia tốc g = 10 m/s2.
a) Thời gian vật rơi là ?
A. 3s. B. 4s. C. 2,5s. D. 4,5s.
b) Vận tốc lúc vật vừa chạm đất là?
A. 20m/s. B. 30m/s. C. 40m/s. D. 35m/s.
Câu 2: Thả một vật rơi ở độ cao h. Biết thời gian rơi chạm đất là 2s. Lấy g = 10 m/s2.
a) Xác định độ cao h ?
A. 10m. B.15m. C. 20m. D. 20m/s.
b) Xác định vận tốc lúc vật chạm đất ?
A. 10m/s. B. 20km/h. C. 20m/h. D. 20m/s.
Câu 3: Một vật được thả rơi ở độ cao h. Biết vận tốc lúc vật chạm đất v = 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a) Xác định thời gian vật rơi chạm đất ?
A. 2s. B. 1Phút. C. 1s. D. 1,5s.
b) Xác định độ cao h ?
A. 5m. B. 10m. C. 15m. D. 20m.
Câu 4: Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10m/s2. Trong hai giây cuối vật rơi được 180 m.
Tính thời gian rơi và độ cao nơi buông vật.
Câu 5: Một hòn sỏi được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc ban đầu là 5 m/s từ độ
cao 18,75 m. Lấy g = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí.
a) Sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất ?
b) Vận tốc của vật khi bắt đầu chạm đất là bao nhiêu ?
Câu 6: Một viên đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 20m/s từ độ
cao 10m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính thời gian để viên đá đạt độ cao cực đại, tính độ cao cực đại đó.
b) Sau bao lâu viên đá lại đi qua vị trí ném lúc đầu. Tính vận tốc của viên đá lúc đó.
c) Tìm thời điểm và vận tốc của viên đá khi chạm đất.
Câu 7: Một hòn sỏi được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu là 10 m/s từ độ cao
40 m. Lấy g = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí.
a) Tính độ cao cực đạt hòn đá đạt được?
b) Sau bao lâu kể từ lúc ném đến lúc hòn sỏi rơi tới đất?
c) Vận tốc của vật khi bắt đầu chạm đất là bao nhiêu?
Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống tới mặt đất. Cho biết trong 2s cuối cùng, vật đi được quãng đường bằng 3/4 độ cao h. Tính độ cao h và khoảng thời gian rơi của vật. Lấy g = 9,8m/s2
Câu 9: Hai giọt nước ra khỏi ống nhỏ giọt cách nhau 0,5 giây. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính khoảng cách giữa hai giọt nước sau khi giọt trước rơi được 0,3s; 1,5s; 3s
b) Hai giọt nước đến đất cách nhau khoảng thời gian bao nhiêu?
Câu 10: Viên bi (I) được ném lên thẳng đứng từ A trên mặt đất với vận tốc 5 m/s, cùng lúc đó tại B (điểm cao nhất mà bi I đạt được) người ta ném bi (II) thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 5m/s. Lấy g = 10m/s2.
a) Xác định độ cao của B.
b) Xác định thời điểm và nơi gặp nhau của hai viên bi.