Kiến thức "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

2015-08-14 14:10

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

 

a. Cuộc đời:

- Nguyễn ĐìnhChiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu.

- Quê cha ở ThừaThiên – Huế, ông được sinh tại quê mẹ ở Gia Định.

- Cuộcđời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều khổ đau,bất hạnh:
+ Ngay từ nhỏ, Nguyễn Ðình Chiểu đã theo cha chạy giặc. Từ một cậu ấm conquan, bỗng chốc trở thành một đứa trẻ thường dân sống trong cảnh chạy loạn, trảthù, chém giết.

+ Năm 1843, NguyễnĐình Chiểu đỗ tú tài tại trường Gia Định.Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thitiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì nhận được tin mẹ mất, phảibỏ thi trở về Nam chịu tang mẹ (1849).Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đaumắt nặng rồi bị mù. Ông bị người yêu bội ước, công danh dang dở.

- Không khuất phụctrước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng cao đầu sống một cuộc sốngcó ích: mở trường dạy học, bốc thuốc chữ bệnh cho dân, và tiếng thơ Đồ Chiểucũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh:

+ Là một thầygiáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ,được nhiều thế hệ học trò kínhyêu.

+ Là thầy thuốc,ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng.

+ Là nhà thơ,Nguyễn Đình Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cáithiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thựcdân Pháp xâm lược, ông dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhândân.

- Nguyễn ĐìnhChiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chốngngoại xâm:

+ Ông là lá cờ đầutrong nền thơ ca yêu nước chống Pháp. (Lên lớp 11, các em sẽ được học hai tácphẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu viết về nội dung yêu nước. Đó là “Chạygiặc” và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”).

+ Ngay từ nhữngngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ (1858),Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao tinhthần bất khuất chống giặc ngoại xâm; kiên quyết giữ vững lập trường khángchiến; cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ vănđể khích lệ tinh thần chiến đầu của các nghĩa sĩ. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểucó tác động tích cực đối với cuộc chiến đấu của nhân ta đương thời. Bởi vậy, màông được mệnh danh là “Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút” (ýthơ Tùng Thiện Vương).

+ Khi triều đìnhnhà Nguyễn bại nhược, bất lực đến mức phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặcPháp, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao khí tiết,giữ gìn lối sống trong sạch, caocả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù.

 

b. Sự nghiệp vănchương:

- Nguyễn ĐìnhChiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giátrị nhằm:

+ Truyền bá đạo lílàm người như “Truyện Lục Vân Tiên”, “Dương Từ - Hà Mậu”…

+ Cổ vũ lòng yêunước, ý chí cứu nước như “Chạy giặc”,”Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,”Thơđiếu Trương Định”…

 

*Trong một bàiviết của mình, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có những lời so sánh, ví von diệuvợi để tưởng nhớ tới nhà thơ, người chiến sĩ yêu nước đầy tự hào của dân tộc taở thế kỷ 19 – Nguyễn Đình Chiểu:

“Trên trời cónhững vì sao có ánh sáng khác thường, thoạt nhìn thì chưa thấy sáng, song càng nhìn thì càng thấy sáng. Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước vĩ đạicủa nhân dân Nam Bộ thế kỉ XIX là một trong những ngôi sao như thế!”.

 

“Một conngười tật nguyền như vậy, nếu chỉ sống bình thường, trong sạch cũnglà quý, không ai nỡ đòi hỏi phải gánh vác việc đời. Ấy mà cụ đã sống và đãlàm việc với ba cương vị trí thức, luôn luôn có mặt ở phía trước, luônluôn gương mẫu, cống hiến không kể mình, và như vậy cho đến ngày từgiã cõi đời. Còn có tấm gương người mù nào đáng soi hơn cho người cóđủ hai mắt”.
                                                                          (Lê Trí Viễn)

 

2. Tác phẩm:

“TruyệnLục Vân Tiên” là truyện thơ Nôm, được viết vào khoảng đầu những năm 50của thế kỉ XIX. “Truyện Lục Vân Tiên” là sách gối đầu giườngcủa người Nam Bộ, là tiếng lòng của người miền Nam.

- Truyện có kếtcấu theo kiểu truyền thống của truyện phương Đông, theo chương hồi, xoay quanhdiễn biến cuộc đời của nhân vật chính.

- Nội dung củatruyện là truyền dạy đạo lí làm người, cụ thể là:

+ Ca ngợi tìnhnghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình chacon, mẹ con, tình cảm bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc nhữngngười gặp cơn hoạn nạn.

+ Đề cao tinh thầnnghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.

+ Thể hiện khátvọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời:thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

- Đoạn trích “LụcVân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của truyện:

Vân Tiên trênđường lên Kinh Đô dự thi, chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàngđã bẻ cây bên đường làm gậy. Xông thẳng vào những kẻ trong tay có vũ khí. Chàngđã đánh tan chúng, cứu được Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên.

 

II – Đọc hiểu vănbản:

 

1. Tính chất tựtruyện của tác phẩm:

- Tác phẩm có tínhchất một thiên tự truyện. Đọc tác phẩm,ta thấy có nhiều chi tiết trùng hợp giữacuộc đời tác giả Nguyễn Đình Chiểu và nhân vật Lục Vân Tiên: như việc bỏ thi vềchịu tang mẹ, bị mù, bị bội hôn ước, và sau này họ đều có được cuộc hôn nhântốt đẹp. Lục Vân Tiên là nhân vật tự truyện của Nguyễn Đình Chiểu.

- Nhưng NguyễnĐình Chiểu không được như Lục Vân Tiên:  được gặp tiên ông cứu cho sángmắt để sau đó lại tiếp tục đi thi đỗ Trạng nguyên, được vua cử đi dẹp giặc ÔQua thắng lợi. Những gì chưa làm được trong cuộc đời mình, Nguyễn Đình Chiểugửi gắm vào nhân vật Lục Vân Tiên. Cho nên Lục Vân Tiên cũng là nhân vật lítưởng của Đồ Chiểu, là nơi nhà thơ gửi gắm ước mơ và khát vọng của mình.

 

2. Nhân vật LụcVân Tiên:

- Hình ảnh Lục VânTiên được khắc họa theo mô típ quen thuộc của truyện Nôm truyền thống: mộtchàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ânnghĩa đến tình yêu… như chàng Thạch Sang đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga(“Thạch Sanh”). Mô-típ này thể hiện niềm mong ước của tác giả và cũng làcủa nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ởnhững người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.

 

a. Lục Vân Tiênđánh cướp:

- Lục Vân Tiên lànhân vật lí tưởng của tác phẩm ( thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về conngười trong cuộc sống đường thời…). Đây là một chàng trai vừa rời trường học,bước vào đời lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, thi thố tài năng, cứu ngườigiúp đời. Trận đụng độ với bọn cướp Phong Lai hung dữ  là thử thách đầutiên, cũng là cơ hội hành động dành cho chàng.

Vân Tiên ghé lạibên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ!
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

Phong Lai mặt đỏphừng phừng:
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.

Bốn câu thơ làmhiện lên hình ảnh một chàng trai giàu lòng nghĩa hiệp, giữa đường gặp chuyệnbất bình thì sẵn sàng xả thân ra tay cứu giúp, không cần phải so đo tính toán.Vân Tiên chỉ có một mình với tay không đánh giặc, trong khi bọn cướp đông đảo,gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng: “Người đều sợ nó cò tài khônđương”. Vậy mà chàng không hề run sợ, vẫn “bẻ cây làm gậy” xôngvào đánh cướp. Hành động mau lẹ đến thế phải của một người gan góc, quả cảm,coi việc cứu dân là trách nhiệm của bản thân.

- Hình ảnh VânTiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp,thật oai hùng. Bọn cướp “bốnphía bủa vây bịt bùng” nhưng Vân Tiên không chút nao núng:

Vân Tiên tả độthữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

-> Không tả tỉ mỉ trận chiến, chỉ bằngmấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã làm nổibật một dũng tướng đánh nhanh, kín võ, sánh ngang Triệu Tử Long thời Tam Quốctrong trận phá vòng vây quân Tào bảo vệ ấu chúa. Sức mạnh của chàng là kết tinhsức mạnh của nhân dân , của điều thiện nên nó vô địch:
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

-> Lời thơ chân chất, mộc mạc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào. Nó nêu bậtmột chân lý: kẻ bất nhân độc ác thì thảm bại, người anh hùng làm việc nghĩa tấtyếu sẽ chiến thắng. Vân Tiên đã chiến thắng bởi sức mạnh của nhân nghĩa, của lẽphải, sức mạnh của tình yêu thương và lòng dũng cảm kiên cường. Chàng chính làhiện thân của người anh hùng thượng võ, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, dám bênhvực kẻ yếu, tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn.

b. Lục Vân Tiêngặp Kiều Nguyệt Nga:

- Cách cư xử củaLục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con ngườichính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài cũng rất từ tâm nhân hậu.

- Thấy hai cô gáicòn chưa hết sợ hãi, Vân Tiên “động lòng”  thương xót,ân cầnhỏi han,an ủi họ:

Vân Tiên nghe nóiđộng lòng

Đáp rằng: “Ta đãtrừ dòng lâu la.

- Khi nghe trongkiệu vọng ra tiếng nói muốn được tạ ơn, Vân Tiên vột gạt đi ngay:

Khoan khoan ngồiđó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Câu thơ này vừachứa đựng sự câu nệ của lễ giáo phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”,vừathể hiện suy nghĩ trong sáng của Vân Tiên: “Làm ơn há dễ trông ngườitrả ơn”. Chàng không muốn nhận những cái lạy tạ của hai cô gái và từchối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga. Sau đó, chàng không nhận chiếc trâmvàng nàng tặng mà chỉ cùng nàng xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi,không hề vương vấn. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận, làlẽ tự nhiên. Con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đólà cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán:

Vân Tiên nghe nóiliền cười:

“Làm ơn há dễtrông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

 

=> Với phẩmchất cao đẹp, Lục Vân Tiên đã trở thành một hình tượng lí tưởng để Nguyễn ĐìnhChiểu gửi gắm vào đó niềm tin và ước vọng của mình.

 

2. Nhân vật KiềuNguyệt Nga: hiện lên qua ngôn ngữ đối thoại với Vân Tiên.

a. Phẩm chất tốtđẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga được tác giả thể hiện qua lời lẽ chân thành mànàng giãi bày với Lục Vân Tiên. Đó là lời lẽ của một tiểu thu khuê các, thùymị, nết na và có học thức:

- Cách xưng hô củanàng vừa trân trọng, vừa khiêm nhường:

Trước xe quân tửtạm ngồi,

Xin cho tiện thiếplạy rồi sẽ thưa.

- Nói năng dịudàng, mực thước:

Làm conđâu dám cãi cha,

Ví dầu ngàn dặmđàng xa cũng đành.

Chút tôiliễu yếu đào thơ,

Giữa đường lâmphải bụi dơ đã phần.

- Trình bày rõràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục VânTiên, vừa thể hiện niềm cảm kích chân thành đối với ân nhân cứu mạng:

Thưa rằng: “TôiKiều Nguyệt Nga,

….

Lấy chi cho phỉtấm lòng cùng ngươi”.

 

b. Nguyệt Nga làngười chịu ơn. Lục Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trongtrắng của nàng. Đối với người con gái, điều đó còn quý hơn tính mạng:

Lâm nguy chẳng gặpgiải nguy,

Tiết trăm năm cũngbỏ đi một hồi.

Nàng băn khoăn tìmcách trả ơn chàng, dù hiểu rằng đền đáp bao nhiêu cũng là không đủ:

Gẫm câu báo đứcthù công

Lấy chi cho phỉtấm lòng cùng người”.

Bởi thế, nàng đãtự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai khảng khái, hào hiệp và sau nàydám liều mình quyên sinh để giữ trọn ân nghĩa thủy chung.

 

=> Nhân vậtKiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những conngười luôn đặt ân nghĩa lên hàng đầu, coi ân nghĩa là gốc rễ của đạo đức.

III – Tổng kết:

 

1. Nghệ thuật:

- Nguyễn ĐìnhChiểu sáng tác “Truyện Lục Vân Tiên” chủ yếu để kể, truyềnmiệng nên nhân vật được miêu tả thiên về lời nói, hành động hơn là ngoại hình,diễn biến nội tâm, qua đó nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất.

- Bên cạnh đó làngôn ngữ bình dị, mộc mạc gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày,đậm màu sắc NamBộ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, ít trau chuốt, uyển chuyểnnhưng lại dễ đi sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân.

 

2. Nội dung:

 

Đoạn thơ trích thểhiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩmchất tốt đẹp của hai nhân vật chính : Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trongnghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình chung thủy.

 



Liên hệ

Hocmai360


Create a free website Webnode