LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

2015-10-10 10:41

CHƯƠNG II :

BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

 

 

BÀI 9 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

 

2.1    Hãy cho biết ý nghĩa của một ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn ?

2.2    Các nguyên tố trong bảng tuần hoan được xếp theo chiều tăng dần số đơn vị điện tích hạt nhân. Thông thường nguyên tử khối trung bçnh cũng tăng dần. Tuy nhiên có một số ngoại lệ : Nguyên tố đứng trước có nguyên tử khối trung bình lớn hơn nguyên tố đứng sau. Sử dụng bảng tuần hoàn hãy tìm một số nguyên tố đặc biệt này.

2.3    Có thể định nghĩa chu kì theo sự thay đổi số electron được không ? Giải thích.

2.4    Số nguyên tố trong các chu kì của bảng tuần hoàn có giống nhau không ? Dấu hiệu nào cho biết một chu kì kết thúc ?

2.5    Dựa vào cấu hình electron hãy giải thích vì sao chu kì 3 chỉ có 8 nguyên tố.

2.6    Khối các nguyên tố gồm các nhón nào ? Khối nguyên tố còn có thể được gọi là các nhóm gì ?

2.7    Sự phân bố electron theo lớp trong nguyên tử của ba nguyên tố như sau :

X : 2, 8, 1;                   Y : 2, 8, 7;                   Z : 2, 8, 8, 2.

            Hãy xác định vị trí các nguyên tố này trong bảng tuần hoàn.

BÀI 10 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

2.8  Làm thế nào để phân biệt các nguyên tố nhóm A và nguyên tố nhóm B theo cấu tạo lớp vỏ nguyên tử ?

2.9  Các nguyên tố nhóm A và nhóm B có cùng số thứ tự nhóm có đặc điểm gì giống và khác nhau ? Lấy thí dụ nguyên tố C và Ti để minh hoạ.

2.10    Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có liên hệ gì với cấu tạo lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố đó. Giải thích và nêu thí dụ minh hoạ.

2.11    Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

2.12    Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về khối lượng. Hãy xác định nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

2.13    Trong chu kì 2 số electron lớp ngoài cùng thay đổi như thế nào ?

2.14    Hãy nêu sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử trong bảng tuần hoàn.

2.15    Cho hai nguyên tố hoá học có cấu hình electron nguyên tử là :

+ Nguyên tử X : 1s22s22p63s2

+ Nguyên tử Y : 1s22s22p63s23p63d34s2

a.       Hỏi chúng có ở trong cùng một nhóm nguyên tố không ? Hãy giải thích.

b.      Hai nguyên tố này cách nhau bao nhiêu nguyên tố hoá học ? Có cùng chu kì không ?

BÀI 11 : SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ

CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

2.16    Hãy cho biết đại lượng nào dưới đây của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân :

A.    Số lớp electron.

B.     Số electron ở lớp ngoài cùng.

C.     Nguyên tử khối.

D.    Số electron trong nguyên tử.

2.17    Dựa trên các dữ kiện cho dưới đây :

Nguyên tố         Na         Mg            Al               Si              P             S               Cl

r nguyên tử (nm)    0,157      0,136       0,125         0,117         0,110       0,104       0,099

Hãy giải thích sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố.

2.18    Bán kính nguyên tử của các nguyên tố Be, F, Li và Cl tăng dần theo thứ tự sau :

A. Li < Be < F < Cl ;                 B. F < Be < Cl < Li ;

C. Be < Li < F < Cl ;                  D. Cl < F < Li < Be.

Dựa vào số liệu cho ở hình 2.1 SGK, hãy chọn phương án đúng.

2.19    Bán kính các ion có cùng cấu hình electron tỉ lệ nghịch với điện tích hạt nhân của nguyên tử. Các ion Na+, Mg2+, F-, O2- đều có cùng cấu hình electron 1s22s22p6. Sử dụng bảng tuần hoàn xác định số hiệu nguyên tử và chọn dãy các ion có bán kính giảm dần :

A.    Na+ > Mg2+ > F- > O2-.

B.     Mg2+ > Na+ > F- > O2-.

C.     F- > Na+ > Mg2+ > O2-.

D.    O2- > F- > Na+ > Mg2+.

Hãy chọn đáp án đúng.

2.20    Các nguyên tố Na, Mg, Si, C được sắp xếp theo chiều giảm dần năng lượng ion hoá thứ nhất :

A. C > Si > Mg > Na ;               B. Si > C > Mg > Na ;

C. C > Mg > Si > Na ;               D. Si > C > Na > Mg.

Dựa vào số liệu cho ở bảng 2.2 SGK, hãy chọn đáp án đúng.

2.21    Các nguyên tố Mg, Al, B và C được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ âm điện :

A. Mg < B < Al < C ;                B. Mg < Al < B < C;

C. B < Mg < Al < C ;                 D. Al < B < Mg < C.

Dựa vào số liệu cho ở bảng 2.3 SGK, hãy chọn đáp án đúng.

2.22    Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23. Xác định hai nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.

BÀI 12 : SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH KIM LOẠI,

TÍNH PHI KIM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

2.23.    So sánh tính kim loại của các cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn :

a. Kali và natri ;

b. Natri và nhôm ;

c. Nhôm và kali .

2.24  So sánh tính phi kim trong từng cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn :

            a. Cacbon và silic ;

            b. Clo và lưu huỳnh ;

            c. Nitơ và silic.

2.25    Hoá trị của các nguyên tố hoá học là gì ? Hãy nêu sự biến đổi hoá trị của các nguyên tố hoá học trong chu kì 2.

2.26    Hãy nêu sự biến đổi tính chất axit - bazơ của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố trong chu kì 3 khi đi từ trái sang phải.

2.27    So sánh tính bazơ của các hiđroxit trong mỗi dãy sau và có giải thích ngắn gọn :

a. Canxi hiđroxit, stronti hiđroxit, bari hiđroxit;

b. Natri hiđroxit và nhôm hiđroxit ;

c. Canxi hiđroxit và xesi hiđroxit.

2.28    Hãy so sánh tính axit của các chất trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn :

a. Axit cacbonic và axit silixic ;

b. Axit silixic, axit photphoric, axit sunfuric.

2.29    Hãy viết các phương trình hoá học của các phản ứng giữa các oxit sau với nước (nếu có) : Na2O, SO3, Cl2O7, CO2, CaO, N2O5 và nhận xét về tính chất axit - bazơ của sản phẩm.

BÀI 13 : Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

2.30    Các nguyên tố thuộc chu kì 2 có thể tạo thành cation đơn nguyên tử :

A. Li, Be, B, C và N ;                B. Li, Be, C, N và O ;

C. Li, Be và B ;                          D. N, O, F và Ne.

Hãy chọn đáp án đúng.

2.31    Các nguyên tố thuộc chu kì 3 có thể tạo thành anion đơn nguyên tử :

A. Al, Si, P, S, Cl ;                     B. Si, P, S, Cl ;

C. P, S, Cl ;                                D. Mg, Si, P, S, Cl.

Hãy chọn phương án đúng.

2.32    Nguyên tố Si có Z = 14. Cấu hình electron nguyên tử của silic là :

A. 1s22s22p53s33p2 ;                   B. 1s22s22p73s23p2

C. 1s22s32p63s23p2                      D. 1s22s22p63s23p2.

Hãy chọn đáp án đúng.

2.33    Cấu hình electron nguyên tử của sắt : 1s22s22p63s23p63d 64s2. Sắt ở

A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIA.              B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA.                  D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB.

Hãy chọn phương án đúng.

2.34    Nguyên tố photpho ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hãy nêu tóm tắt tính chất hoá học của photpho.

2.35    Hãy cho biết ý nghĩa của độ âm điện và sự biến đổi của độ âm điện các nguyên tố trong chu kì 3 và nhóm VIIA.

BÀI 14 : LUYỆN TẠP CHƯƠNG 2

2.36    Một nguyên tố X có Z = 20. Hãy viết cấu hình electron của X, X2+. X là nguyên tố gì, thuộc chu kì nào, nhóm nào, là kim loại hay phi kim ?

2.37    Cho nguyên tố sắt ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe3+ là :

A. 1s22s22p63s23p63d 6 ;                         B. 1s22s22p63s23p63d 6 4s1;

C. 1s22s22p63s23p6 ;                                D. 1s22s22p63s23p63d 5.

Hãy chọn đáp án đúng.

2.38    Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của ion S2- là :

A. 1s22s22p6 ;                                         B. 1s22s22p63s23p63d 6

C. 1s22s22p63s23p4 ;                                D. 1s22s22p63s23p6.

Hãy chọn phương án đúng.

2.39    A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 32. Hai nguyên tố đó là :

A. Mg và Ca ;                B. O và S ;                  C. N và Si ;                 D. C và Si.

Hãy chọn đáp án đúng.

2.40    Nguyên tố X có Z = 22. Viết cấu hình electron nguyên tử của X, xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn, cho biết loại nguyên tố và viết cấu hình electron của các ion X2+ và X4+.

2.41    Nguyên tố Y có Z = 18. Viết cấu hình electron nguyên tử của Y, xác định vị trí của Y trong bảng tuần hoàn. Có thể có hợp chất của Y trong đó Y ở dạng ion được không ?

2.42    Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6.

a. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.

b. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn.

c. Tính chất hoá học đặc trưng nhất của R là gì ? Lấy 2 phản ứng để minh hoạ.

d. Anion X- có cấu hình electron giống cấu hình electron của cation R+. Hãy cho biết tên và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.

2.43    Cho 4,4 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với axit HCl dư thì thu được 3,36 dm3 khí hiđro ở đktc. Hãy xác định hai kim loại.



Liên hệ

Hocmai360