Tượng nhân sư ở Ai cập

Tượng nhân sư ở Ai cập

“Con gì buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi bằng hai chân và buổi tối đi bằng ba chân?”

Trong thần thoại Hy Lạp, con nhân sư đã án ngữ người đi đường và hỏi tất cả mọi người một câu hỏi duy nhất như trên. Tất cả đều không trả lời được và bị giết chết. Riêng chỉ có Oedipus đã trả lời được đó chính là con người (lúc sơ sinh bò bốn chân, trưởng thành đi bằng hai chân và về già chống gậy). Đây là một câu đố rất nổi tiếng nhưng nhân sư thì không phải đến tận thời Hy Lạp đã nổi tiếng mà ngay từ thời Ai Cập, nhân sư đã được thờ phụng và đúc tượng. Tượng nhân sư khổng lồ đầu người mình sư tử ở Giza dài tới 73.5m, rộng 6m và cao hơn 20m đứng sừng sững ngay từ thời Ai Cập cổ đại cho tới giờ. Điều đặc biệt nhất của bức tượng khổng lồ này là nó được tạc từ một khối đá liền duy nhất (không lắp ghép). Hầu hết các bức tượng nhân sư trong các thời kỳ khác nhau đều được coi như là người canh gác, người giữ đền nhưng bức tượng khổng lồ này lại khác bởi nó không được đặt đủ gần bất cứ Kim Tự Tháp nào để có thể khẳng định rằng nó là người giữ đền cả. Khuôn mặt trên tượng nhân sư được coi là khuôn mặt của pharaon Khafra. Tuy vậy, các nhà khảo cổ học cho rằng bức tượng này có niên đại cổ hơn so với thời kỳ của Khafra và vì vậy tại sao nó được tạc ra và tạc ra như thế nào, vận chuyển tới chỗ đó như thế nào vẫn còn là một bí ấn của nhân loại.

Điều khác biệt giữa nhân sư Ai Cập và nhân sư Hy Lạp là … giới tính của nhân sư. Nhân sư Ai Cập là giống đực trong khi nhân sư thời Hy Lạp lại mang dáng vẻ của giống cái.



Liên hệ

Hocmai360